Tổng hợp 30+ mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, hiện đại

Phòng khách kết hợp phòng thờ là kiểu thiết kế khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với diện tích xây dựng có phần hạn chế như nhà ống. Việc bố trí phòng thờ...

Phòng khách kết hợp phòng thờ là kiểu thiết kế khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với diện tích xây dựng có phần hạn chế như nhà ống. Việc bố trí phòng thờ như thế nào để thuận tiện mà vẫn đảm bảo sự trang trọng, tính lễ nghi là điều rất được quan tâm. Tham khảo ngay các mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình!

Xu hướng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống mới nhất 2023

Thông thường, phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống sẽ có các kiểu bố trí cơ bản gồm dạng treo hoặc dạng đứng. Tùy vào diện tích phòng và nhu cầu thờ tự của từng gia chủ, mỗi cách bố trí sẽ có những ưu điểm riêng.

Thiết kế bàn thờ dạng treo

Xu hướng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống Ảnh: Xu hướng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Bàn thờ dạng treo là kiểu bàn thờ nhỏ được gắn cố định trực tiếp lên tường, giúp tiết kiệm không gian cho phòng khách. Đồng thời, tạo sự riêng tư, trang nghiêm cho khu vực thờ tự.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng bàn thờ dạng treo khá nhiều nên thiết kế cũng rất đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Tuy nhiên, khi bày biện bàn thờ treo, gia chủ nên chú ý khối lượng vật dụng để tránh ảnh hưởng đến khả năng chịu tải.

Thiết kế bàn thờ dạng đứng

Đối với những phòng khách có diện tích rộng rãi hoặc cần thờ cúng nhiều, bàn thờ dạng đứng sẽ phù hợp hơn. Bàn thờ dạng này đa dạng về thiết kế, cấu trúc chắc chắn, ổn định. Một số bàn thờ dạng đứng còn có thiết kế phân tầng giúp việc bố trí đồ thờ cúng gia tiên thuận tiện hơn.

Tùy vào diện tích cũng như phong cách thiết kế phòng khách, gia chủ có thể lựa chọn kích cỡ và kiểu bàn thờ phù hợp để tạo được sự hài hòa, sang trọng cho tổng thể.

Thiết kế vách ngăn phòng khách và phòng thờ

Vách ngăn phòng khách và phòng thờ đẹp cho nhà ống Ảnh: Vách ngăn phòng khách và phòng thờ đẹp cho nhà ống

Khu vực thờ tự trong nhà là nơi rất cần sự trang trọng, riêng tư. Do đó, với các phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống, gia chủ có thể thiết kế vách ngăn phòng khách và phòng thờ để tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh.

Vách ngăn phòng thờ và phòng khách có thể kết hợp các hoa văn kiểu truyền thống hoặc trơn nhẵn, tùy theo thiết kế tổng thể của phòng khách. Thông thường, vách ngăn bàn thờ nên có chiều cao chạm trần để tạo sự riêng tư hoàn toàn và đảm bảo độ bền để sử dụng dài lâu.

Hệ tường thạch cao GypWall DW1 được đánh giá là giải pháp lý tưởng trong thiết kế và thi công vách ngăn phòng khách và phòng thờ, đặc biệt là với các không gian hạn chế về diện tích. Hệ tường này gồm hệ khung VĨNH TƯỜNG V-WALL hoặc hệ khung VĨNH TƯỜNG E-WALL kết hợp với tấm thạch cao VĨNH TƯỜNG-Gyproc Tiêu Chuẩn độ dày 12.5mm. Sự kết hợp này giúp việc lắp đặt, thi công nhanh chóng với chi phí hiệu quả nhất. Dù tiết kiệm nhưng hệ tường này vẫn đảm bảo các ưu điểm vượt trội như khả năng chống cháy lên đến 30 phút, khả năng cách âm đến 42dB.

Vật liệu làm vách ngăn phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống Ảnh: Vật liệu làm vách ngăn phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Top các mẫu thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, chuẩn phong thủy

Ngay cả với những phòng khách có diện tích hẹp về chiều ngang như nhà ống, cách bố trí, sắp xếp phòng thờ vẫn rất đa dạng. Dưới đây sẽ gợi ý các mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, đơn giản chuẩn phong thủy dành cho bạn:

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, hợp phong thủy Ảnh: Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay

Thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, đơn giản với tông màu trầm ấm Ảnh: Thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, đơn giản với tông màu trầm ấm

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, ấn tượng Ảnh: Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, ấn tượng

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, thiết kế nội thất gỗ cổ điển Ảnh: Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, thiết kế nội thất gỗ cổ điển

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, hiện đại Ảnh: Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, hiện đại

Vách ngăn phòng khách và phòng thờ nhà ống bằng gỗ đẹp Ảnh: Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, có vách ngăn đảm bảo tính riêng tư và sự trang nghiêm

Lưu ý thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống rất đa dạng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, gia chủ nên cân nhắc một số yếu tố sau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà đồng thời đáp ứng được yếu tố phong thủy, sự trang nghiêm để gia đạo bình an, thịnh vượng.

Vị trí đặt bàn thờ trong phòng khách

Nguyên tắc chung khi lựa chọn vị trí đặt bàn thờ trong phòng khách là chọn nơi trang trọng, riêng tư để đảm bảo tính trang nghiêm cho khu vực thờ tự. Do đó, gia chủ cần chú ý không đặt bàn thờ ở các vị trí như: bên dưới xà nhà, gầm cầu thang, tựa lưng vào tường nhà vệ sinh, bếp ăn... Bởi các vị trí này dễ phạm phong thủy, không tôn nghiêm.

Ngoài ra, bàn thờ không nên đặt đối diện hoặc quá gần cửa chính. Đối với những phòng khách có diện tích nhỏ, bàn thờ có thể đặt ở lối dẫn từ phòng khách sang các khu vực khác để tiết kiệm diện tích.

Hướng bàn thờ phòng khách nhà ống

Theo phong thủy, hướng đặt bàn thờ nên theo hướng chính của ngôi nhà, phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Chọn đúng hướng sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.

Kích thước bàn thờ

Khi bố trí phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống, kích thước khu vực này cần có sự hài hòa với tổng thể. Chiều cao bàn thờ không nên thấp hơn tầm mắt. Thông thường, độ cao bàn thờ dạng đứng phải trên 150cm để tạo sự trang nghiêm.

Về kích thước tổng thể, ngoài việc cân đối với diện tích phòng khách, gia chủ có thể cân nhắc theo quy chuẩn thước Lỗ Ban ngày xưa. Loại thước này có sẵn các khoảng rộng hẹp được chia theo cung chữ như: Linh, Phúc, Sinh Khí, Ngũ Lục, Lục Sát... Tùy vào mong muốn hoặc yếu tố phong thủy, gia chủ có thể cân nhắc kích cỡ phù hợp.

Lưu ý phong thủy khi thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống Ảnh: Lưu ý phong thủy khi thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Cách sắp xếp tế lễ trên bàn thờ

Việc sắp xếp, bố trí lễ tế trên bàn thờ sẽ có những nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, khu vực phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống có thờ tự cả thần phật và gia tiên thì tượng phật phải đặt cao hơn bài vị gia tiên. Ngoài ra, các yếu tố khác như bát hương, bài vị, hoa quả... cần đặt đúng vị trí để không phạm cấm kỵ, giúp gia đạo luôn hanh thông, thuận lợi.

Màu sắc tổng thể phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Thông thường, các bàn thờ sẽ sử dụng màu gỗ để tạo sự trang nghiêm và thu hút tài lộc. Tuy nhiên, tùy vào màu sắc tổng thể của phòng khách, gia chủ có thể chọn gam màu đậm hoặc nhạt hơn để tạo sự hài hòa trong thiết kế nội thất. Sự kết hợp màu sắc phổ biến thường thấy là tường màu trắng, kem, be... kết hợp với bàn thờ có màu chủ đạo là nâu, đen, xám...

Ánh sáng và bố cục nội thất phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng khi bố trí phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống. Nếu có thể, gia chủ nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để khu vực thờ tự luôn được đảm bảo ánh sáng, dễ dàng quan sát. Về mặt phong thủy, ánh sáng tự nhiên cũng giúp tăng vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra, cần chú ý hạn chế lạm dụng ánh sáng nhân tạo như đèn led, đèn nháy trang trí.

Về việc bố trí nội thất, gia chủ nên tránh đặt các vật dụng như loa, tivi, nhạc cụ hoặc máy lạnh, quạt... ở gần bàn thờ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự yên tĩnh hoặc xung khắc với tính nhiệt của khu vực thờ tự.

Bàn thờ là vị trí rất quan trọng trong ngôi nhà, đặc biệt là với văn hóa thờ cúng từ xưa của người Việt. Đó là lý do vì sao trước khi bố trí phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống, gia chủ cần cân nhắc kỹ lưỡng để không phạm phong thủy, giúp gia đình luôn thịnh vượng. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về vật liệu và thi công vách ngăn phòng thờ, vui lòng liên hệ với Vĩnh Tường để được hỗ trợ chi tiết hơn!

Xem thêm:

  • Mẫu nhà ống 2 tầng đẹp
  • Mẫu nhà ống 3 tầng đẹp
  • Mẫu nhà ống cấp 4 đẹp
1